CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ XÉT NGHIỆM

Tài trợ

Tại sao phải xét nghiệm?

Các loại xét nghiệm

Chương Trình Xét Nghiệm: Có thể mong đợi điều gì

Sự An Toàn & Quyền Riêng Tư

Tài trợ

Xét nghiệm có miễn phí không?

Có! Xét nghiệm là miễn phí. Không có khoản chi phí tự trả hoặc đồng thanh toán cho trường học hoặc gia đình. Washington State Department of Health (DOH, Sở Y Tế Tiểu Bang Washington) bao trả chi phí cho các xét nghiệm chẩn đoán và sàng lọc tại trường học với số tiền nhận được từ Gói Cứu Trợ Người Mỹ và Centers for Disease Control and Prevention (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh). Xét nghiệm COVID-19 miễn phí tại trường học có sẵn cho mọi trường tham gia đến tháng 7 năm 2023.

Nếu xét nghiệm là miễn phí thì tại sao lập hoá đơn bảo hiểm?

Xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho cộng đồng trường học của quý vị, nhưng điều đó không có nghĩa là phòng thí nghiệm xử lý các xét nghiệm đó miễn phí. Một số phòng thí nghiệm có thể lập hóa đơn bảo hiểm, nghĩa là chúng tôi có thể mở rộng công quỹ của mình để phục vụ nhiều người hơn. Nhưng nếu bệnh nhân không có bảo hiểm hoặc từ chối cung cấp, họ vẫn có thể nhận xét nghiệm miễn phí.

Tại sao phải xét nghiệm?

Bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh có phát hiện được các biến thể COVID-19 không?

Có. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến thể SARS-CoV-2 vẫn có thể được phát hiện bằng các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh có bán trên thị trường.

Ngoài ra, FDA sẽ theo dõi xem liệu các bộ xét nghiệm có thể phát hiện ra các biến thể đó hay không (bằng Tiếng Anh). Cho đến nay, FDA chưa tìm thấy bất kỳ bộ xét nghiệm đang bán trên thị trường nào không phát hiện được các biến thể SARS-CoV-2. Quý vị có thể tin tưởng bộ xét nhiệm của mình sẽ phát hiện được COVID-19 cho dù có nhiều biến thể khác nhau.

Nếu quý vị có các triệu chứng của COVID-19 và nhận được kết quả âm tính khi thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19, DOH và các nhà sản xuất bộ xét nghiệm khuyên quý vị nên xét nghiệm lại để giảm khả năng nhận được kết quả âm tính giả vì bộ xét nghiệm có thể không phải lúc nào cũng phát hiện ra vi-rút trong giai đoạn đầu. Xem Hướng Dẫn Tự Xét Nghiệm COVID-19 của DOH (bằng Tiếng Anh) để biết thêm chi tiết.

Tại sao trường chúng tôi phải tham gia chương trình xét nghiệm COVID-19 này?

Xét nghiệm COVID-19 cho các trường K-12 là một trong những biện pháp bảo vệ tốt nhất để phòng chống các đợt bùng phát và tránh việc đóng cửa trường học. Xét nghiệm tại trường học giúp nhanh chóng xác định các trường hợp nhiễm bệnh và ngăn ngừa sự lây lan rộng rãi của dịch bệnh trong cộng đồng trường học. Chúng tôi tin rằng việc học tập trong môi trường an toàn, toàn thời gian, trực tiếp là ưu tiên hàng đầu đối với cộng đồng của chúng ta – điều đó tốt hơn cho học sinh, tốt hơn cho giáo viên, giúp phụ huynh và người chăm sóc quay trở lại công việc.

Nếu một học sinh đã tiêm vắc-xin, có cần phải xét nghiệm COVID-19 nữa không?

Có. Mặc dù vắc-xin rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện, nhưng các cá nhân được tiêm chủng đầy đủ và nhận mũi tăng cường vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 và lây bệnh cho người khác. Khi nghi ngờ, các cá nhân cần thực hiện xét nghiệm để xác nhận tình trạng của họ.

Con tôi có bắt buộc phải xét nghiệm không?

Không. Việc tham gia Learn to Return là hoàn toàn tự nguyện. Học sinh được lựa chọn (với sự đồng ý của phụ huynh) để tham gia xét nghiệm tại trường nếu trường của các em cung cấp. Mặc dù xét nghiệm COVID-19 là không bắt buộc, trong một số trường hợp như khi trở lại trường học sau cách ly, thì bắt buộc phải xét nghiệm nếu không đeo khẩu trang. Xem Các Yêu Cầu về Trường Học K-12 của Department of Health (DOH, Sở Y Tế) năm học 2022-2023 (bằng Tiếng Anh) để biết thêm thông tin.

Các loại xét nghiệm

Các loại xét nghiệm nào được cung cấp thông qua Learn to Return?

Có bốn loại xét nghiệm có sẵn: PCR cá nhân, xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại chỗ (POC), xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà và PCR gộp mẫu (xem thêm chi tiết bên dưới). Chúng tôi có sẵn nhiều công nghệ xét nghiệm đối với từng loại xét nghiệm (trừ xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà). Tất cả nhà cung cấp xét nghiệm của chúng tôi đều được Washington State Department of Health (DOH, Sở Y Tế Tiểu Bang Washington) kiểm tra và đại diện cho công nghệ xét nghiệm COVID-19 tốt nhất.

Sự khác biệt giữa xét nghiệm chẩn đoán và xét nghiệm sàng lọc là gì?

Xét nghiệm chẩn đoán là tự nguyện, xét nghiệm tại chỗ cho các cá nhân có triệu chứng.

Học sinh hoặc nhân viên đang có các triệu chứng hoặc đã tiếp xúc với người mắc COVID-19 có thể làm xét nghiệm trước khi rời khỏi trường học. Mặc dù là hoàn toàn tự nguyện, nhưng phương pháp này giúp rút ngắn khoảng thời gian giữa xét nghiệm và kết quả, đồng thời giảm gánh nặng cho gia đình trong việc thu xếp thực hiện xét nghiệm. 

Xét nghiệm sàng lọc là tự nguyện, xét nghiệm tại chỗ cho các cá nhân không có triệu chứng. Học sinh và nhân viên tự nguyện chọn tham gia xét nghiệm định kỳ giúp xác định các cá nhân bị nhiễm bệnh để có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn những cá nhân đó lây nhiễm cho người khác. Để chiến lược sàng lọc có hiệu quả, các xét nghiệm cần được tiến hành thường xuyên (ít nhất một lần mỗi tuần) và cần nhiều sự tham gia.

Sàng lọc có thể đặc biệt hữu ích trong các tình huống khó thực hiện các chiến lược khác như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách (tức là một số lớp học giáo dục đặc biệt và điền kinh), ở những địa điểm mà sự lây lan không có triệu chứng cao hơn (như ở các trường tiểu học) và ở những khu vực có nhiều người chưa được tiêm chủng.

Washington State Department of Health (DOH, Sở Y Tế Tiểu Bang Washington) cung cấp hướng dẫn về các chương trình sàng lọc cho vận động viên và các hoạt động tạo Sol khí cao như biểu diễn nghệ thuật. Đối với hướng dẫn mới nhất về xét nghiệm, xem Các Yêu Cầu về COVID-19 đối với K-12 của Washington State Department of Health (bằng Tiếng Anh). Tài liệu này được cập nhật khi hướng dẫn mới của tiểu bang được phát hành và cung cấp tóm tắt về những thay đổi gần đây ở đầu báo cáo.

PCR cá nhân

PCR cá nhân được sử dụng để xét nghiệm chẩn đoán tại chỗ khi học sinh, nhân viên hoặc tình nguyện viên có các triệu chứng giống COVID. Que lấy mẫu được sử dụng để thu thập mẫu nước mũi không sâu hoặc nước bọt được thu thập vào ống nghiệm. Sau đó, mẫu xét nghiệm được chuyển đến phòng thí nghiệm và được phân tích bằng công nghệ phòng thí nghiệm đáng tin cậy nhất hiện có gọi là phản ứng chuỗi polymerase hay “PCR”. Có thể nhận được kết quả trong khoảng 24-72 giờ.

Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm này.

Kháng nguyên nhanh tại chỗ (POC)

Xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại chỗ (POC) được sử dụng cho các mục đích chẩn đoán hoặc sàng lọc tại chỗ. Đây là những bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh mà chúng ta đều quen thuộc, như BinaxNOW. Hầu hết học sinh có thể tự thực hiện các xét nghiệm này với sự giám sát của một giám sát viên được đào tạo. Các xét nghiệm cho kết quả trong 15 phút và là một lựa chọn tốt để xét nghiệm chẩn đoán hoặc sàng lọc định kỳ với các nhóm khác nhau (ví dụ: điền kinh, biểu diễn nghệ thuật, v.v.).

Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm này.

Kháng nguyên nhanh tại nhà (không theo đơn)

Xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà (không theo đơn) có thể thực hiện tại nhà bởi học sinh hoặc nhân viên cho mục đích sử dụng cá nhân. Các xét nghiệm có thể được gửi về nhà cùng với học sinh hoặc nhân viên có triệu chứng để họ có thể tiếp cận các xét nghiệm trong khi cách ly tại nhà. Những xét nghiệm này cũng có thể được cung cấp cho học sinh trước khi nghỉ lễ hoặc nghỉ học để gia đình có giải pháp chẩn đoán tại nhà trước khi trở lại trường.

Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm này.

PCR gộp mẫu

PCR gộp mẫu được sử dụng để xét nghiệm hoặc “sàng lọc” nhiều cá nhân cùng một lúc. Các mẫu xét nghiệm được thu thập bằng một que ngoáy mũi không sâu từ tất cả những người trong một nhóm cụ thể hoặc “nhóm tập trung”. Ví dụ, đây có thể là lớp học, đội thể thao hoặc nhóm biểu diễn nghệ thuật. Các mẫu xét nghiệm được gửi đến phòng thí nghiệm và phân tích bằng PCR, đây là công nghệ phòng thí nghiệm đáng tin cậy nhất hiện có gọi là phản ứng chuỗi polymerase hay “PCR”. Nếu một nhóm tập trung có kết quả xét nghiệm dương tính, các cá nhân trong nhóm đó có thể cần được xét nghiệm riêng để xác định ai đã bị nhiễm bệnh. Loại xét nghiệm này thường được sử dụng cho các vận động viên và người biểu diễn nghệ thuật để đảm bảo việc tham gia các hoạt động này không gây nguy cơ lây nhiễm cho bất kỳ ai. Có thể nhận được kết quả trong 12-36 giờ.

Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm này.

Chương Trình Xét Nghiệm: Có thể mong đợi điều gì?

Xét nghiệm sẽ diễn ra ở đâu và khi nào?

Các địa điểm xét nghiệm COVID-19 sẽ khác nhau tùy theo khu học chánh. Một số khu học chánh đặt một điểm xét nghiệm tại mỗi trường, trong khi các khu học chánh khác sử dụng một địa điểm tập trung phục vụ cho một số trường. Các địa điểm xét nghiệm có thể hoạt động liên tục hoặc trong một thời gian nhất định như trong bốn giờ mỗi buổi sáng, trong giờ ăn trưa hoặc từ Thứ Hai đến Thứ Năm.

Chương trình xét nghiệm chẩn đoán hoạt động như thế nào?

Giáo viên, nhân viên, học sinh và có thể là các thành viên trong gia đình của họ, những người xuất hiện

các triệu chứng hoặc bị phơi nhiễm với COVID-19 sẽ được giới thiệu đến địa điểm xét nghiệm (có khả năng tại sân trường).

Các mẫu xét nghiệm thường được thu thập thông qua que ngoáy mũi không sâu đối với các xét nghiệm có sẵn thông qua Learn to Return, cũng có cả xét nghiệm nước bọt. Que ngoáy mũi không sâu không phải kiểu xét nghiệm “tác động đến não bộ” hoặc dùng que ngoáy mũi họng. Que này chỉ đi vào trong mỗi lỗ mũi khoảng nửa inch, thực hiện vài lần xoay và đặt đầu que vào ống thu gom.

Tìm hiểu thêm về các loại xét nghiệm và phương pháp xét nghiệm có sẵn trong Bảng Chọn Xét Nghiệm. Xem thực hiện xét nghiệm với que ngoáy mũi không sâu (bằng Tiếng Anh).

Ai là người thực hiện xét nghiệm COVID-19?

Trong hầu hết trường hợp, có thể tự thu thập mẫu dưới sự giám sát của người quan sát xét nghiệm. Với mỗi Public Readiness and Emergency Preparedness Act Authorization (PREP, Giấy Uỷ Quyền Đạo Luật Chuẩn Bị Sẵn Sàng cho Công Chúng và Sẵn Sàng Ứng Phó với Trường Hợp Khẩn Cấp) (bằng Tiếng Anh), người quan sát xét nghiệm không cần phải là chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và không cần có chứng chỉ chính thức. Các nhà cung cấp xét nghiệm sẽ đưa tài liệu đào tạo cho nhân viên hoặc các tình nguyện viên khác, là những người sẽ phục vụ công việc này. Người quan sát xét nghiệm được đào tạo sẽ giám sát quá trình thu thập mẫu và trong trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh.

 

Đối với các xét nghiệm kháng nguyên nhanh trả kết quả tại chỗ, người quan sát xét nghiệm cũng được đào tạo để đọc và báo cáo kết quả trong hệ thống trực tuyến thích hợp. Vai trò này có thể do y tá hoặc nhân viên được đào tạo và tình nguyện viên đảm nhiệm.

Thu thập mẫu xét nghiệm sẽ như thế nào?

Tất cả xét nghiệm có sẵn thông qua Learn to Return (Tìm Hiểu để Trở Lại) sử dụng que ngoáy mũi không sâu để thu thập các mẫu*. Đây không phải là xét nghiệm đáng sợ “tác động đến não bộ” hay dùng que ngoáy mũi họng. Que ngoáy mũi không sâu đi vào trong mũi với một lực cản nhẹ nhàng, khoảng nửa inch vào mỗi lỗ mũi, thực hiện vài lần xoay và đặt đầu que vào ống thu gom.

 

*Chúng tôi cũng có sẵn các xét nghiệm nước bọt để xét nghiệm PCR cho cá nhân. Người tham gia nhổ nước bọt vào một ống nghiệm để cung cấp mẫu, sau đó ống nghiệm được chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích. Xét nghiệm nước bọt có thể dễ tiếp cận hơn đối với những học sinh có nhu cầu đặc biệt, các vấn đề về giác quan, bị xoang hoặc chấn thương mũi hoặc các trường hợp không thích dùng que ngoáy khoang mũi trước.

 

Tham khảo Bảng Chọn Xét Nghiệm của chúng tôi để tìm hiểu thêm về từng nhà cung cấp và các yêu cầu đối với việc thu thập, quan sát mẫu.

Những yêu cầu về cách ly đối với người có kết quả xét nghiệm dương tính là gì?

Department of Health (DOH, Sở Y Tế) đã ban hành hướng dẫn K-12 mới nhất cho năm học 2022-2023. Các yêu cầu và khuyến nghị này giúp giảm thiểu sự lây lan của COVID-19, hạn chế bùng phát và giảm gián đoạn học tập.

Sau đây là những điểm quan trọng từ hướng dẫn mới nhất này:

  • Học sinh hoặc nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 phải ở nhà và cách ly trong vòng 5 ngày. Việc lặp lại xét nghiệm ban đầu không làm thay đổi yêu cầu này. Xem Những việc cần làm nếu một người có triệu chứng để biết thêm thông tin. Xem trang 2.
  • Học sinh hoặc nhân viên quay trở lại trường sau 5 ngày cách ly phải đeo khẩu trang vừa vặn từ 6 đến 10 ngày. Học sinh và nhân viên cũng được khuyến khích xét nghiệm trước khi quay trở lại trường học. Xem trang 6.
  • Nếu học sinh hoặc nhân viên tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau ngày thứ 5, họ phải cách ly đầy đủ 10 ngày. Xem trang 6.
  • Trường học không còn phải thông báo cho học sinh và nhân viên có nguy cơ cao về phơi nhiễm nhưng phải tiếp tục có một quy trình để thông báo cho học sinh, nhân viên và gia đình khi có ca bệnh hoặc ổ dịch trong trường. Xem trang 3.
  • Chương trình “xét nghiệm để ở lại” không còn là một phần của phần khuyến nghị; tuy nhiên, các giao thức xét nghiệm vẫn là một công cụ quan trọng để đảm bảo an toàn cho việc học tập trực tiếp. Xem trang 10.

Người quan sát xét nghiệm là ai và họ làm công việc gì?

Vai trò chính của người quan sát xét nghiệm là đảm bảo thu thập mẫu chính xác để không cần phải xét nghiệm lại. Ví dụ: khi sử dụng xét nghiệm tại phòng thí nghiệm, người quan sát cũng xác nhận rằng nhãn trên mẫu được quét đúng cách và đăng nhập vào hệ thống theo dõi kết quả của nhà cung cấp. Người quan sát xét nghiệm không cần phải là chuyên gia chăm sóc sức khỏe và có thể được đào tạo bằng cách sử dụng các hướng dẫn trực tuyến do nhà cung cấp xét nghiệm cung cấp. Mặc dù không có chứng chỉ chính thức, một số khu học chánh có thể yêu cầu những người quan sát xét nghiệm ký một văn bản xác nhận rằng họ đã xem các video đào tạo.

Sự An Toàn & Quyền Riêng Tư

Tôi có thể sử dụng các bộ xét nghiệm COVID-19 đã hết hạn không?

Có. Quý vị có thể sử dụng các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 đã hết hạn, bao gồm xét nghiệm triplex (COVID-19 & cúm A+B), nhưng không phải xét nghiệm phân tử. Xem Câu Hỏi Thường Gặp về Các Bộ Xét Nghiệm COVID-19 Đã Hết Hạn (có sẵn các ngôn ngữ khác) để biết thêm thông tin.

Department of Health (DOH, Sở Y Tế) Tiểu Bang Washington đã đưa ra phê duyệt chính thức cho việc sử dụng các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh đã hết hạn (bằng tiếng Anh) miễn là các bộ xét nghiệm này vượt qua tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng.

Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất bộ xét nghiệm đã nhận được gia hạn thời hạn sử dụng từ Food and Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm) (bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha). Mặc dù các nhà sản xuất không thể khuyến nghị sử dụng quá thời gian gia hạn nhận được từ FDA, nhưng DOH vẫn cho phép sử dụng các bộ xét nghiệm đã hết hạn nếu chúng vượt qua bài kiểm tra kiểm soát chất lượng tích hợp.

Tờ hướng dẫn xét nghiệm đi kèm với bộ xét nghiệm sẽ cho quý vị biết cách thực hiện việc kiểm tra kiểm soát chất lượng. Nếu bộ xét nghiệm vượt qua kiểm soát chất lượng, quý vị có thể sử dụng chúng. Nếu không đạt yêu cầu, quý vị cần vứt bỏ bộ xét nghiệm.

Que ngoáy mũi có an toàn không?

Que ngoáy mũi được khử trùng bằng ethylene oxide, sử dụng phổ biến trong ngành y tế. Ethylene oxide được coi là một phương pháp an toàn và hiệu quả giúp đảm bảo vệ sinh cho các thiết bị y tế và được sử dụng để khử trùng hơn một nửa số vật tư y tế ở Hoa Kỳ. Ethylene oxide đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và được Food & Drug Administration (FDA, Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm) coi là phương pháp khử trùng hiệu quả duy nhất không làm hỏng vật dụng được khử trùng. Chất này cũng được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như chất tẩy rửa, dầu gội. 

Quá trình khử trùng không để lại dấu vết còn dư của ethylene oxide trên que ngoáy mũi. Que ngoáy mũi được khử trùng bằng ethylene oxide an toàn và sẽ không gây ra các vấn đề về sức khỏe lâu dài như ung thư. 

Giải đáp tất cả câu hỏi về que ngoáy mũi và ethylene oxide của quý vị trong tờ thông tin của Department of Health (DOH, Sở Y Tế) hữu ích này (bằng Tiếng Anh).

Que ngoáy mũi có làm con tôi bị đau không?

Que ngoáy mũi không làm con quý vị bị đau. Que ngoáy chỉ đi vào trong mũi với một lực cản nhẹ nhàng, khoảng nửa inch vào mỗi lỗ mũi, thực hiện vài lần xoay và đặt đầu que vào ống thu gom. Que này rất nhanh chóng và không gây đau đớn, trẻ em từ 4 tuổi trở lên có thể tự sử dụng và cho hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ xét nghiệm Learn to Return (L2R, Tìm Hiểu để Trở Lại). (Để biết thêm thông tin về quá trình thu thập mẫu đối với mỗi nhà cung cấp, xem Bảng Chọn Xét Nghiệm).

 

Xem thực hiện xét nghiệm với que ngoáy mũi không sâu cho học sinh lớp hai(bằng Tiếng Anh) đối với việc thu thập mẫu.

Trường học và sở y tế sẽ thu thập những dữ liệu gì? Quyền riêng tư được bảo vệ như thế nào?

Trong suốt quá trình, mọi thông tin về sức khỏe đều được giữ kín và bảo mật theo Health Insurance Portability and Accountability Act (HIPAA, Đạo Luật về Trách Nhiệm Giải Trình và Cung Cấp Thông Tin Bảo Hiểm Y Tế) và Family Educational Rights and Privacy Act (FERPA, Đạo Luật Quyền Riêng Tư và Quyền Giáo Dục của Gia Đình). Khu học chánh phải có Authorization Form (Biểu Mẫu Ủy Quyền) của HIPAA đã ký cho trẻ vị thành niên trong hồ sơ để thực hiện chương trình xét nghiệm. Đây là bước bắt buộc bởi vì nhà trường sẽ

tiếp nhận thông tin sức khỏe cá nhân (PHI) về trẻ vị thành niên (học sinh) từ phòng thí nghiệm.

  • Nhà cung cấp xét nghiệm có thể thu thập dữ liệu như nhân khẩu học, sự đồng ý của phụ huynh/người giám hộ và thông tin bảo hiểm. Nhà cung cấp có thể cung cấp báo cáo tóm tắt cho khu học chánh của quý vị, cho biết tổng số xét nghiệm được yêu cầu, tỷ lệ phần trăm xét nghiệm đã hoàn thành, tỷ lệ và tổng số kết quả xét nghiệm dương tính.
  • Một số người trong ban giám hiệu và nhân viên tại khu học chánh của quý vị (như điều phối viên COVID) sẽ được thông báo nếu có kết quả xét nghiệm dương tính. Sau đó, các nhân viên COVID-19 trong khu học chánh sẽ tra cứu kết quả xét nghiệm của cá nhân và bắt đầu quy trình xử lý dịch bệnh.